Hướng dẫn SEO local từ google cần chú ý
Google cho rằng các tương tác của khách hàng với trang business của doanh nghiệp sẽ phản ánh tốt nhận định của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh
Sau rất nhiều các câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề Google xác định thứ hạng của một doanh nghiệp trên kết quả tìm kiếm Local Map như thế nào, cuối cùng Google cũng đã đưa ra một hướng dẫn chính thức về việc ranking local cho tất cả các webmaster và giải thích rõ hơn cho câu hỏi này.
Mặc dù những gì ghi nhận được thì hướng dẫn này không mấy mới lạ, và đã có rất nhiều các chuyên gia nhận ra được điều này khi tìm hiểu về Local SEO, nhưng đây cũng là một căn cứ đáng tin cậy cho kiến thức SEO Local của chúng ta, khi kiến thức không chỉ còn là từ thực nghiệm.
1. Relevance – Sự liên quan
Sự liên quan sẽ giúp Google đánh giá mức độ phù hợp của một địa chỉ doanh nghiệp đến với một truy vấn của người dùng. Sự liên quan này chính là việc từ khóa tìm kiếm của người dùng có trong thông tin mà doanh nghiệp đã khai báo với Google.
2. Distance – Khoảng cách
Khoảng cách giữa người dùng tìm kiếm và địa chỉ doanh nghiệp bạn (đã khai báo với Google) sẽ là một tiêu chí có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng của doanh nghiệp. Tất nhiên, vì đây là SEO Local, hướng tới một nhóm đối tượng tại một khu vực địa lý cụ thể.
3. Prominence – Sự nổi tiếng
Dựa vào việc một doanh nghiệp nổi tiếng như thế nào, Google sẽ quyết định thứ hạng của doanh nghiệp đó trên local map.
Độ nổi tiếng này được dựa trên những thông tin mà Google có về doanh nghiệp đó, bao gồm các liên kết, bài viết, và chỉ dẫn,… Ngoài ra, số lượng đánh giá và số điểm trung bình của doanh nghiệp cũng được sử dụng để xếp hạng bảng kết quả tìm kiếm địa phương.
Tuy nhiên, nếu bạn đã làm mọi cách mà và không thấy doanh nghiệp mình xuất hiện, bạn nên kiểm tra lại một số các thông tin sau:
Làm gì nếu bạn không thể tìm thấy doanh nghiệp mình?
Kiểm tra lai kỹ các thông tin sau nếu bạn không thể tìm thấy doanh nghiệp mình dù đã thử mọi cách để tối ưu local:
1. Các thông tin chi tiết về doanh nghiệp
Dựa vào các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho Google từ tài khoản Google Business, công cụ tìm kiếm này sẽ đánh giá xem liệu doanh nghiệp đó có liên quan đến truy vấn tìm kiếm của người dùng hay không. Do vậy, các doanh nghiệp cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình để có thể được ranking.
Đăng đầy đủ và cập nhật thường xuyên các thông tin về doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp, địa chỉ kinh doanh (bao gồm địa chỉ thực tế, số điện thoại vùng), loại hình kinh doanh, thời gian mở cửa,…
2. Thời gian hoạt động
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp là cũng là một yếu tố giúp Google xác định doanh nghiệp nào trong khu vực hiện đang phù hợp với người dùng. Nếu người dùng tìm kiếm vào ngoài thời gian hoạt động của doanh nghiệp nào đó, Google sẽ ưu tiên các doanh nghiệp khác có khả năng đáp ứng được nhu cầu của người dùng trong phạm vi thời gian đó.
Vì vậy, nếu không thể tìm thấy doanh nghiệp mình, có thể bạn đã mắc sai lầm trong việc thiết lập thời gian.
3. Đánh giá của người dùng sẽ phán ánh chất lượng của doanh nghiệp đến Google
Google cho rằng các tương tác của khách hàng với trang business của doanh nghiệp sẽ phản ánh tốt nhận định của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Các đánh giá chất lượng cao cùng phản hồi tích cực từ khách hàng của bạn sẽ giúp doanh nghiệp “cải thiện tầm nhìn” (visibility) của doanh nghiệp và làm tăng lượng khách hàng tiềm năng tìm đến với doanh nghiệp.
Chính vì vậy, nếu có quá nhiều đánh giá tiêu cực, doanh nghiệp bạn có thể không được xuất hiện.
4. Ảnh về doanh nghiệp
Bạn cũng có thể không được hiển thị nếu quên không đăng ảnh liên quan đến doanh nghiệp. Google cho rằng việc thêm ảnh vào danh sách của bạn cho người dùng thấy hàng hóa và dịch vụ của bạn, và có thể giúp bạn gia tăng độ đáng tin cậy hơn trong mắt người dùng.
Leave a Reply